Bioferti – đồng hành cùng phương pháp trồng ruộng lúa luân canh nuôi tôm. Phần 1

Bioferti – ĐỒNG HÀNH CÙNG PHƯƠNG PHÁP TRỒNG RUỘNG LÚA LUÂN CANH NUÔI TÔM.

Phương pháp trồng lúa ruộng tôm đang rất phổ biến hiện nay vì có thể luân canh sử dụng nguồn dinh dưỡng từ các phương pháp nuôi trồng trong nông nghiệp.

Thông thường thời vụ ở các vùng trồng lúa tôm như sau:

  • Thời gian tiến hành nuôi tôm: từ tháng 1 đến tháng 6. Thông thường thu hoạch vào tháng 6.
  • Thời gian rửa mặn là toàn bộ tháng 7.
  • Thời gian trồng lúa tùy theo từng vùng canh tác và giống lúa mà thực hiện việc canh tác trồng lúa:

Giống lúa chịu mặn canh tác 120 ngày: Thời gian bắt đầu gieo xạ là vào đầu tháng 8 đến đầu tháng 9 của năm.

Giống lúa chịu mặn gieo xạ trên đất giồng: thông thường ruộng nuôi tôm sẽ cho rữa mặn sớm vào tháng 6 và cho xạ vào đầu tháng 7 của năm.

Đối với giống lúa chịu mặn canh tác 100 ngày: gieo sạ vào đầu tháng 9.

  • Lưu ý: các ruộng lúa cấy thường được tiến hành vào cuối tháng 9.
  • Luôn giữ lượng nước trong ruộng ở mức ít nhất 30 cm nhằm tránh tình trạng cạn nước mặt ruộng.
  • Điều kiện yêu cầu cho việc trồng lúa tôm:

Ruộng gần sông, kênh, rạch, và mương để cung cấp nước và tưới tiêu dễ dàng.

Nguồn nước hợp lý, sạch, và có lượng phèn hợp lý.

Luôn có kế hoạch chăm sóc và quản lý tôm thường xuyên để đạt năng suất cao nhất.

LUÂN CANH RUỘNG TRỒNG LÚA SANG RUỘNG NUÔI TÔM:

  1. Tiến hành xây dựng ruộng nuôi tôm

Lưu ý tốt việc đắp đê và bờ ruộng nuôi tôm phải chắc chắn nhằm tránh tình trạng nước lụt. Chọn những vùng canh tác có mặt ruộng phẳng và mực nước lúc nào cũng ở mức trên 30 cm.

Tạo mương bao quanh ruộng rộng từ 2 đến 4 m, và sâu từ 50 cm đến 1.2 m. Lưu ý: đáy mương cần bằng phẳng và tạo độ dốc về phía cống thoát nước.

Hệ thống cống cho nước vào và thoát nước ra rất quan trọng, kích thước miệng cống từ 50 cm đến 80 cm (luôn đảm bảo đủ nước trên mặt ruộng đế tránh tình trạng đất bị nhiễm mặn hoặc khô ruộng.

  1. Chuẩn bị ruộng nuôi tôm

Sau khi thu hoạch lúa, tiến hành các bước xử lý ruộng rơm rạ sau thu hoạch:

BƯỚC 1:

  • Tháo nước ra khỏi ruộng.
  • Cầy dập và dọn sạch rạ sau thu hoạch sang vùng xử lý rơm rạ ở đất giồng chuẩn bị cho mùa vụ lúa thường xuyên khác.
  • Cần chú ý dọn sạch cỏ.
  • Vét mùn đáy mương và phơi mương từ 2 đến 5 ngày.

Sử dụng dòng sản phẩm Bioferti Organic Probiotic  để hạn chế tuyến trùng.

  • Trong sản phẩm có các vi sinh độc quyền thực hiện chức năng phân huỷ các chất hữu cơ của rơm rạ còn lại trên mặt ruộng lúa sau thu hoạch.
  • Các vi sinh độc quyền khác thực hiện vai trò hạn chế tuyến trùngcác nấm gây hại còn lại trong đất trồng lúa vừa thu hoạch.
  • Kích hoạt dinh dưỡng giúp các vi sinh và trùng trong đất trồng thực hiện cho đất được tơi xốp và thoáng khí để chuẩn bị cho vụ luân canh nuôi tôm.
  • Trong sản phẩm có thành phần được chiết xuất từ loài hoa thuộc họ măng tây độc quyền là chất diệt tạp hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường cho nuôi trồng nông nghiệp, đặc biệt là nuôi tôm.

BƯỚC 2:

Cho nước mới vào mặt ruộng:

  • Lượng nước cho vào cần qua màn lọc. Mức nước từ 80 cm đến 1 m

BƯỚC 3:

Áp dụng sản phẩm Bioferti Suma Organic  dạng hạt nhằm cân bằng dinh dưỡng và gây màu nuôi tôm.

  • Sản phẩm có chứa công thức độc quyền vì có vi sinh cải tạo hữu cơ làm sạch đáy ruộng.
  • Sản phẩm cung cấp dinh dưỡng tan chậm cho đất để chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo và thúc đẩy cây lúa vụ sau đủ dinh dưỡng hơn.
  • Khuyến khích thả chà để làm chỗ ẩn náu cho tôm.
  1. Tiến hành chọn giống và thả giống nuôi tôm

Thực hiện kỹ thuật nuôi tôm của địa phương và khuyến khích chọn giống tốt. Công ty khuyến khích nhà nông sử dụng kết hợp với sản phẩm nuôi tôm nước:

  • Sản phẩm giúp người nuôi tôm kiểm soát được môi trường nước, ức chế các vi khuẩn gây bệnh ở tôm. Các chủng vi sinh đều được lên men qua nhiều giai đoạn, bằng quy trình tối tân và độc quyền của Bioferti™. Hạn chế mùi hôi và các chất hữu cơ lơ lững được lắn vào trong đấy mùn để có thể sử dụng làm dinh dưỡng cho việc luân canh trồng lúa. Kiểm soát vi khuẩn Vibrio sp. là chủng gây ảnh hưởng hệ thống tiêu hóa của tôm.

Sản phẩm là không thể thiếu khi nuôi trồng tôm vì sản phẩm mang lại giá trị dinh dưỡng bổ sung cùng nguồn thức ăn nuôi tôm, sản phẩm hòa tan trong nước bao gồm các nguồn kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn tiêu hóa có lợi (prebiotic), bổ sung trực tiếp vi khuẩn sống tiêu hóa có lợi (probiotic), và các sản phẩm phụ của quá trình lên men vi khuẩn sống có lợi (postbiotic). Sự kết hợp của các lợi khuẩn phối hợp với nhau trong sản phẩm kiểm soát môi trường nước nuôi tôm nhằm tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và ức chế các vi khuẩn gây ra bệnh tiêu hóa, gan tụy giúp ngăn các triệu chứng bệnh ở tôm, ví dụ đứt khúc ruột, phân lỏng/trắng, hội chứng EMS, và khuẩn Vibro sp. …. Giúp tôm phát triển nhanh, tăng chất lượng, và giảm ngày nuôi. Tăng hiệu xuất thải phân ở tôm.